Thép - điện "đá nhau"
Nhiều dự án của ngành thép đang phá vỡ quy hoạch ngành điện...
Đây cũng là ý kiến của ông Trịnh Ngọc Khánh, Trưởng ban Kinh doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
"Một số địa phương hiện nay có nhiều nhà máy thép dẫn đến hiện tượng lượng điện thiếu hụt hằng năm có thể lên đến 10% (cao hơn nhiều mức trung bình 3% của cả nước). Chúng ta cần nhìn nhận, cái gì cần trước làm trước, cái gì chuyển đổi được thì chuyển đổi. Tránh hiện tượng ngành nào cũng ...mũi nhọn, đột phá như hiện nay", ông Khánh phân tích.
Thực tế EVN báo cáo, để đáp ứng đủ nhu cầu điện năng thì tập đoàn này cần đến 3 tỉ USD mỗi năm. Trong đó, giá điện chính là khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến quá trình đầu tư của đơn vị này. Theo quy hoạch của ngành điện, từ nay đến 2015, cả nước có 38 dự án nguồn điện đang trong quá trình xây dựng, riêng EVN có 26 dự án.
Một trong những nghịch lý này dẫn đến hiện tượng các doanh nghiệp FDI đổ xô vào Việt Nam làm ăn xong vẫn báo lỗ. Cụ thể khi giá thép thế giới tăng cao, nhiều nhà đầu tư đã lợi dụng giá điện rẻ của nước ta đổ xô sản xuất thép để bán. Lợi nhuận của họ là rất lớn, tuy nhiên nhà nước thì không thu được từ họ đồng thuế nào, do nguyên liệu 100% được nhập khẩu...
Thực tế câu chuyện điện - thép nói riêng, quy hoạch sản xuất công nghiệp nói chung được các nhà khoa học cảnh báo từ lâu. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà hàng loạt dự án thép vẫn ra đời, bất chấp lượng thép của chúng ta đang bị thừa, nhà máy thì công nghệ lạc hậu.
Trong khi đó nhiều dự án xin làm thép thực chất chỉ là "găm" đất tại những vị trí đắc địa, khu công nghệ cao...chỉ chờ chuyển đổi công năng sử dụng, gây lãng phí lớn cho quốc gia...
Tin Thép Việt Nam
| |||
Tin Thép Thế Giới
| |||