Phí vận chuyển- thủ phạm “giết chết” thép Ấn Độ
Phần lớn việc sản xuất thép ở nước này tập trung ở miền đông nhưng hầu hết việc tiêu thụ lại diễn ra ở những khu trung tâm công nghiệp dọc bờ biển phía nam và tây. Đối với một số khách hàng tiêu thụ thép, thép nhập khẩu được dỡ lên cảng ở miền tây Ấn Độ như Mumbai thì hấp dẫn hơn vì phí vận chuyển nhẹ hơn.
Không giống như nhiều quốc gia khác có bờ biển dài, nơi dùng tàu chở hàng không cố định theo bờ biển là phổ biến để giao hàng hóa, song các nhà sản xuất thép ở miền đông Ấn Độ lại không dùng đường biển để vận chuyển, giám đốc marketing của Steel Authority of India Limited lý giải. Đường bộ và đường sắt là phương tiện mặc định dù giá cước cao hơn nhiều.
“Phí vận chuyển đường bộ từ nhà máy Bokaro của chúng tôi ở miền đông bang Jharkhand tới Mumbai (bờ phía tây) tương đương 60-65 USD/tấn”, đại diện Sail cho biết, tăng gấp đôi so với mức trung bình 30 USD/tấn của cước phí từ Trung Quốc sang, một yếu tố góp phần giúp giá thép Trung Quốc thấp hơn so với giá bán ở Ấn Độ.
Tại hội nghị ngành thép Ấn Độ 2015 diễn ra vào tuần trước ở Mumbai, các nhà sản xuất yêu cầu chính phủ “bình thường hóa” phí vận chuyển trong nước. Giám đốc thương mại từ JSW Steel, Jayant Acharya, phát biểu với các đại biểu rằng “cước vận chuyển từ Mỹ tới Ấn Độ chỉ gần 40 USD/tấn, trong khi từ Châu Âu tới đây chỉ khoảng 25 USD/tấn”.
Hơn thế, các bang khác nhau ở Ấn Độ lại có nhiều loại cơ cấu phí khác nhau. “Trong khoảng cách 300 km từ thành phố tôi phải trả phí cầu đường ở 8 trạm thu với khoảng 200-800 rupees (3-13 USD/tấn), cùng với thuế dịch vụ của chính phủ 3%”.
Ngược lại, cũng là trường hợp các nhà máy phải chở nguyên liệu tới xưởng của họ nơi có phí vận chuyển giống vậy có thể được áp dụng và làm tăng thêm chi phí sản xuất. “Chi phí vận chuyển nội bộ đang “giết” chúng tôi”, chủ tịch Jindal Steel & Power, ông Naveen Jindal phát biểu trước các đại biểu một cách thẳng thừng.
Tin Thép Việt Nam
| |||
Tin Thép Thế Giới
| |||